Nguyên tắc Smart và phương pháp vận dụng, thiết lập hiệu quả

Xây dựng và thiết lập mục tiêu là kỹ năng cực kỳ quan trọng mà ai cũng cần trau dồi, học hỏi từng ngày. Thực tế cho thấy, chúng ta đều đặt ra mục tiêu trong cuộc sống và mong muốn đạt được. Tuy nhiên cũng có nhiều điều cản trở bạn thực hiện kế hoạch đó. Áp dụng nguyên tắc Smart là một trong những phương pháp giúp bạn hiện thực hóa mục tiêu của bản thân. Vậy nguyên tắc Smart nghĩa là gì? Thiết lập mục tiêu theo Smart như thế nào? Mời các bạn cùng tìm hiểu thông tin trong nội dung sau đây.

Tìm hiểu nguyên tắc Smart là gì?

Nguyên tắc Smart khi dịch ra tiếng Việt tức là nguyên tắc “thông minh”. Có thể hiểu đây là nguyên tắc giúp bạn định hình và thiết lập mục tiêu hiệu quả. Bạn sẽ xác định được khả năng của mình ở đâu để từ đó xây dựng kế hoạch và thực hiện. Cụ thể nguyên tắc Smart sẽ được triển khai theo mô hình 5 yếu tố, bao gồm:

  • S – Specific (Tính cụ thể)
  • M – Measurable (Tính đo lường)
  • A – Attainable (Tính khả thi)
  • R – Relevant (Tính liên quan, thực tế)
  • T – Time – Bound (Giới hạn thời gian)
nguyen tac smart la gi
Mô hình Smart được triển khai trên 5 yếu tố

S – Specific 

Specific có nghĩa là cụ thể, chi tiết, dễ hiểu. Trong quy tắc Smart, tính cụ thể, chi tiết được quan tâm hàng đầu. Nghĩa là mọi mục tiêu bạn đề ra phải thật rõ ràng và dễ hình dung. Mục tiêu càng chi tiết thì mức độ khả thi cũng như cơ hội thực hiện trong thực tế cũng dễ dàng thành công hơn. Hay nói cách khác là bạn phải biết thu hẹp mục tiêu của mình. 

cach dat muc tieu smart
Đặt ra mục tiêu cụ thể, rõ ràng

Sai lầm lớn nhất của mỗi người khi thiết lập mục tiêu đó chính là sự mơ hồ và không có định hướng. Bạn chỉ xoay quanh những lời lẽ chung chung, thiếu sự chi tiết. Điều này sẽ khiến bạn rơi vào vòng luẩn quẩn và không xác định được hướng đi tiếp theo. 

Ví dụ: “Bạn quyết tâm giảm cân trong mùa dịch” → Mục tiêu này vẫn chưa có tính cụ thể. Nghĩa là chưa có hoạt động để thực hiện. Thay vào đó bạn có thể thu hẹp mục tiêu như “Bạn sẽ tập thể dục mỗi ngày”, “Bạn sẽ thực hiện chế độ ăn kiêng mỗi ngày”,…

M – Measurable 

Cụm từ này để chỉ mức độ đo lường. Nghĩa là với mỗi mục tiêu đề ra, bạn cần gắn với một con số cụ thể. Việc đo lường sẽ giúp bạn theo dõi sát sao tiến trình thực hiện mục tiêu của mình. Bạn hãy tưởng tượng nó giống như một cột mốc “deadline” và bạn cần  hoàn thành mục tiêu đúng hoặc trước thời hạn. Tính đo lường trong nguyên tắc Smart cũng chính là tham vọng của bạn. 

van dung nguyen tac smart
Gắn mục tiêu với con số cụ thể

Ví dụ: Bạn sẽ đi bộ, tập thể dục mỗi ngày 2 tiếng. Khi gán với con số cụ thể thì bạn hãy dành hết sự quyết tâm để thực hiện và hoàn thành chỉ tiêu ấy. 

A – Attainable (Tính khả thi)

Tính khả thi là yếu tố rất quan trọng khi xây dựng mục tiêu theo mô hình Smart. Khi đặt ra mục tiêu, bạn cần xác định xem mình có khả năng để thực hiện mục tiêu đó hay không, mục tiêu đó có quá sức đối với bạn không. Nghĩa là bạn cần phải hiểu rõ về năng lực của bản thân trước khi đề ra bất kỳ một chiến lược nào đó. Nếu mục tiêu nằm ngoài tầm với thì khả năng bỏ cuộc giữa chừng cũng rất cao. 

thiet lap muc tieu smart
Chia nhỏ mục tiêu để tăng khả năng hoàn thành

Ví dụ: Bạn đặt mục tiêu giảm cân mùa dịch, cụ thể hơn là mỗi ngày chạy bộ 2 tiếng. Tuy nhiên bạn chỉ có thể chạy được 1 tiếng mỗi ngày vì lý do sức khỏe hoặc vì thời gian quá bận rộn. Lúc này, bạn có thể chia nhỏ mục tiêu ra để có thể thực hiện dễ dàng. Chẳng hạn tuần đầu tiên chạy bộ 1 tiếng, sang tuần tiếp theo tăng lên 1 tiếng 15 phút,… Cứ thế tăng lên từng chút một thì tính khả quan của mục tiêu ban đầu cũng cao hơn.  

R – Relevant (Tính liên quan, thực tế)

Mục tiêu mà bạn đặt ra cho mình không nên quá xa rời thực tế. Tức là bạn có thể áp dụng đủ các nguồn lực của mình để đảm bảo mục tiêu được thực hiện. Để làm được điều đó, bạn cần phải tính toán những vấn đề liên quan như khả năng của bản thân, vật chất, nguồn hỗ trợ, quỹ thời gian,… Đây là những yếu tố tác động đến mục tiêu mà bạn đã đặt ra ban đầu. 

T – Time – Bound (Giới hạn thời gian)

Yếu tố này cũng tương đương như tính đo lường trong nguyên tắc Smart. Mọi mục tiêu của bạn cần được “setup” khung thời gian nhất định. Bạn sẽ thực hiện nó bao lâu? Sau khi hoàn thành có đúng như thời hạn đã cam kết hay không? Việc áp đặt thời gian cho mục tiêu sẽ tạo nên sức ép cho bạn. Bạn sẽ thực hiện các kế hoạch với tính kỷ luật chặt chẽ và trách nhiệm cao hơn. Như vậy, năng suất công việc sẽ đạt được hiệu quả như mong đợi. 

Kỷ luật bản thân bằng thời gian hoàn thành mục tiêu

Ví dụ: Bạn đặt ra mục tiêu giảm cân trong vòng 1 tháng. Khi đó mốc thời gian 1 tháng sẽ là deadline mà bạn phải hoàn thành. Sau 1 tháng, nếu số cân nặng của bạn giảm thì coi như chỉ tiêu đã hoàn thành. Lúc này, bạn có thể nâng dần số cân nặng cần giảm để đề ra một mục tiêu mới và tiếp tục thực hiện. 

Tầm quan trọng của việc thiết lập mục tiêu Smart

Nguyên tắc Smart thiết lập cho bạn thành công bằng cách làm cho mọi việc trở nên cụ thể, có tính đo lường, có khả năng làm được, có tính thực tế và đúng lúc. Vận dụng Smart sẽ giúp bạn rèn luyện được một số kỹ năng như:

  • Xác định rõ mục tiêu: Cần làm gì và làm như thế nào?
  • Tăng tính tập trung: Hướng đến một mục tiêu nhất định.
  • Thúc đẩy việc hoàn thành mục tiêu: Tạo động lực thực hiện mục tiêu nhờ những thách thức cũng như áp lực về thời gian.
  • Hỗ trợ kỹ năng quản lý thời gian: Phương pháp Smart luôn đặt mục tiêu đi kèm với khung thời gian xác định. Đây là cách giúp bạn phân bổ thời gian phù hợp, hoàn thành công việc đúng kế hoạch. 
  • Tăng khả năng tư duy, sáng tạo: Mục tiêu sẽ tạo ra vấn đề cần giải quyết. Bạn cần phải tư duy để giải quyết vấn đề một cách tốt nhất. Qua đó giúp phát triển tư duy cũng như khả năng xử lý công việc. 
  • Cải thiện kỹ năng lập kế hoạch: Nhờ vận dụng nguyên tắc Smart, bạn sẽ luôn có tính kỷ luật, làm việc đúng thời hạn và rất rõ ràng trong mọi việc: nên thực hiện việc gì trước và sau.
vai tro cua nguyen tac smart
Thiết lập mục tiêu Smart giúp bạn cải thiện nhiều kỹ năng

Hướng dẫn cách đặt mục tiêu Smart hiệu quả

Hầu hết mỗi người đều đề ra một mục tiêu tốt đẹp trong dịp đầu năm mới và mong muốn hoàn thành. Thế nhưng không hẳn 100% trong số đó có được sự thành công như mong đợi. Cuộc sống của chúng ta sẽ trở nên mơ hồ và vô định nếu như không có mục tiêu. Vậy, làm thế nào để có thể giữ vững mục tiêu và hoàn thành đúng tiến độ? Phương pháp đặt mục tiêu Smart là một trong những cách giúp bạn duy trì mục tiêu hiệu quả. Hãy bắt đầu ngay với quy trình sau đây.

Xác định rõ ràng mục tiêu cần thực hiện

Như các tiêu chí đã phân tích ở phía trên, trước tiên bạn cần phải xác định được mục tiêu của mình là gì. Lưu ý, mục tiêu đặt ra phải có tính khả thi. Kèm theo đó là thời gian hoàn thành mục tiêu cụ thể. 

Ghi chú mục tiêu ra giấy

Đây là một trong những cách tạo động lực cũng như thúc đẩy bản thân thực hiện mục tiêu. Bạn hãy viết ra tất cả những gì mình cần làm theo thứ tự ưu tiên. Sau đó, đem dán những mẩu giấy này ở bất kỳ vị trí nào mà bạn có thể nhìn thấy một cách thường xuyên. Cách này sẽ giúp bạn luôn nghĩ về mục tiêu mà mình cần thực hiện. Từ đó có sự thôi thúc và quyết tâm để hoàn thành nó. 

cach thiet lap nguyen tac smart
“Note” lại những công việc mà bạn cần thực hiện theo thứ tự ưu tiên

Lập kế hoạch cụ thể cho mục tiêu đã đề ra

Bạn sẽ lập kế hoạch bằng cách chia nhỏ các mục tiêu thành từng ngày, từng tuần, từng tháng. Trong những khoảng thời gian này bạn cần xác định mình cần làm gì với thời gian bao lâu. Ngoài ra, bảng kế hoạch nên có công việc nào cần ưu tiên làm trước để đẩy nhanh tiến độ. 

muc tieu smart la gi
Lên kế hoạch chi tiết cho mục tiêu

Lưu ý trong quá trình thực hiện mục tiêu, bạn cần thường xuyên kiểm tra tiến độ để biết được mức độ hoàn thành. Từ đó có những phương pháp cải thiện hợp lý và hiệu quả. 

Ví dụ minh họa về thiết lập mục tiêu Smart trong cuộc sống

Để đạt được những mục tiêu lớn lao trong công việc, trong kinh doanh thì trước tiên bạn phải thiết lập được mục tiêu Smart trong thói quen hằng ngày. Bởi những thói quen sẽ dần điều chỉnh hành vi và suy nghĩ của bạn. Từ đó bạn sẽ tạo lập được tư duy Smart trong mọi vấn đề. Bạn có thể bắt đầu với mục tiêu đơn giản như: hình thành thói quen dậy sớm:

  • S – Specific (Tính cụ thể): Thức dậy sớm hơn mỗi ngày.
  • M – Measurable (Tính đo lường): Thức dậy sớm hơn 30 phút mỗi ngày.
  • A – Attainable (Tính khả thi): Với sự quyết tâm và thói quen, bạn muốn mỗi ngày thức dậy sớm hơn 30 phút.
  • R – Relevant (Tính liên quan): Với sự quyết tâm và thói quen đã hình thành, bạn muốn mỗi ngày thức dậy sớm hơn 30 phút để có nhiều thời gian chuẩn bị hơn cho việc đi học hoặc đi làm. 
  • T – Timely (Tính thời điểm): Bạn sẽ cố gắng thực hiện việc thức dậy sớm hơn mỗi ngày 30 phút bắt đầu từ tháng 7/2021.
phuong phap dat muc tieu smart
Ví dụ về mục tiêu Smart trong cuộc sống

Thực tế, nguyên tắc Smart không phải là một công thức áp dụng để thành công. Nó có tác dụng trong việc điều chỉnh hành vi và suy nghĩ của con người. Từ đó, mỗi người sẽ hình thành được khả năng tư duy logic, khoa học và có thói quen làm việc theo kế hoạch. Đây là cách để mỗi chúng ta hoàn thiện và phát triển bản thân ngày một tốt hơn. Bạn còn chần chừ gì nữa mà không thiết lập mục tiêu Smart cho mình ngay hôm nay?

The post Nguyên tắc Smart và phương pháp vận dụng, thiết lập hiệu quả appeared first on Công ty SEO GOBRANDING.



source https://gobranding.com.vn/nguyen-tac-smart-va-phuong-phap-van-dung-thiet-lap-hieu-qua/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

PR là gì? Vai trò của PR và các hoạt động PR